Chế Độ Ăn Thực Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư

11:18 - 01/04/2020

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư.

Thạc sỹ Chính An xin tổng hợp các câu trả lời liên quan nhất trên diễn đàn:

  1. Thảo PT:  Theo em đang tìm hiểu thì ăn thực dưỡng là mình cân bằng âm dương trong ăn uống, ăn bt hay ăn chay đều có thể áp dụng ăn thực dưỡng. Ăn thực dưỡng có 10 cách ăn, không phải chỉ có ăn số 7: gạo lức, muối mè đâu ạ. Theo em: lúc đang điều trị hoá chất thì mình phải tích cực ăn đầy đủ mới đủ sức chiến đấu (với hoá chất), còn sau khi điều trị xong, bệnh lui thì mình có thể tìm hiểu các phương pháp ăn tốt cho Sk (tốt cả cho người thường mà), chọn thực phẩm sạch để ăn
  2. Mai Phạm Hiền Chả cứ bn K đâu, chị mình là bác sỹ toàn khuyên mình ăn thục dưỡng và không dùng thuốc tây. Hôm vừa rồi nàng vào cấp cứu ở bệnh viện Giao thông phải thở máy, mở khí quản về cái tội suy kiệt. Bây giờ thì nói không với thục dưỡng và ăn đủ chất. Không chết vì bệnh mà chết vì suy kiệt.

  3. Dư Dung Mình là bn phải ăn uống đầy đủ mới có sk nhé. Ăn thực dưỡng có khi bệnh chưa chết mà chết vì suy kiệt sk nhá. 

Mời bạn xem chủ đề bàn luận tại đây: https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/permalink/707733473020853/

 Vậy thực dưỡng là gì? dưới cái nhìn của các nhà khoa học:

Thực dưỡng Ohsawa có phải phương pháp thần kì trị ung thư?

Thực dưỡng (tiếng Anh: macrobiotic diet) hay còn được biết đến ở Việt Nam với tên gọi thực dưỡng Ohsawa/ gạo lứt muối mè là chế độ dinh dưỡng được thực hành phổ biến và được cho là có thể phòng ngừa và chữa được nhiều bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Với trọng tâm sử dụng thực phẩm có thành phần ngũ cốc nguyên cám (ở Việt Nam là gạo lứt), rau củ quả, hạn chế thịt và thực phẩm chế biến cùng với những câu chuyện phục hồi của các bệnh nhân ung thư có tiên lượng xấu, thực dưỡng nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng trong điều trị. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi mong làm rõ về hiệu quả của thực dưỡng dưới con mắt khoa học trong phòng ngừa và điều trị ung thư.

1. Lược sử và các nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng:

Thực dưỡng được giới thiệu vào thế kỷ 18 bởi bác sỹ người Đức - Christophe Hufeland với niềm tin rằng chế độ dinh dưỡng chú trọng thực phẩm chay sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo sức khỏe, và được phổ biến rộng rãi và thập niên 60 bởi triết gia người Nhật - George Ohsawa(*), cùng với môn đệ của ông - Michio Kushi.

Chế độ ăn uống thực dưỡng dựa trên nguyên lí âm - dương với nguyên tắc cơ bản rằng, tiêu thụ thực phẩm theo quân bình âm - dương, hòa hợp với thiên nhiên sẽ giúp con người sống thọ hơn và tránh bệnh tật. Ohsawa viết: "Không có bệnh nào chữa được đơn giản hơn là ung thư bằng cách trở về với việc ăn uống cơ bản và tự nhiên nhất". Phác đồ thực dưỡng của Ohsawa bao gồm 10 các giai đoạn hạn chế dần dần với giai đoạn thứ 10 là chế độ ăn uống chỉ gồm nước và gạo lứt.

Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở những người đang theo dõi chế độ ăn của Ohsawa. Hội đồng Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thực phẩm và dinh dưỡng (American Medical Association's Council on Foods and Nutrition) đã báo cáo những trường hợp của bệnh Scobut, thiếu máu, tăng protein trong máu, hạ Calci máu, xuất huyết và suy dinh dưỡng, suy thận, và thậm chí tử vong (1984). Chế độ ăn thực dưỡng sau đó đã bị bài bác.

Sau đó, Kushi xuất bản một số sách về chế độ thực dưỡng với những điều chỉnh bớt khắc khổ hơn và tuyên bố rằng thực hành với chế độ này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chế độ này bao gồm tiêu thụ thực phẩm với 40% - 60% ngũ cốc nguyên hạt (hữu cơ trồng và nấu tại nhà), 20% - 30% rau và 5% - 10% đậu, các sản phẩm từ đậu và rong biển. Một lượng nhỏ cá, hạt hoặc quả hạch, được trồng tại địa phương và trái cây theo mùa được cho phép hàng tuần. Thịt đỏ, gia cầm, trứng và sản phấm sữa chỉ được cho phép ăn một lượng rất nhỏ hàng tháng. Đường tinh chế, chất làm ngọt nhân tạo, vitamin và khoáng chất bổ sung và các loại phụ gia hóa học cần phải tránh.

2. Tại sao thực dưỡng trở thành một chế độ dinh dưỡng ph

Xem san pham giup tang cuong dd tai day